Trong thời đại hiện nay, khi mà nhu cầu về an ninh và bảo vệ ngày càng trở nên quan trọng, vai trò của nhân viên bảo vệ và nhân viên an ninh không còn chỉ dừng lại ở việc thực hiện các nhiệm vụ giám sát an ninh trật tự mà còn phải phải đảm nhiệm nhiều công việc liên quan đến dịch vụ. Một trong những yếu tố quyết định sự chuyên nghiệp của nhân viên bảo vệ trong lĩnh vực dịch vụ chính là kỹ năng giao tiếp.
TẠI SAO CẦN ĐÀO TẠO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO NHÂN VIÊN BẢO VỆ
Nhiệm vụ chính của nhân viên bảo vệ sẽ tập trung chủ yếu vào việc giám sát trật tự an ninh, bảo vệ tài sản, người và tài sản của một khu vực cụ thể. Những yếu tó đó được xem là kỹ năng cứng của nhân viên bảo vệ. Song song với yếu tố đó, kỹ năng giao tiếp là một dạng kỹ năng mền vẫn rất quan trọng và cần thiết đối với họ. Nhân viên bảo vệ được đào tạo kĩ năng giao tiếp bài bản sẽ hoàn thành tốt được những công việc sau:
Tạo ấn tượng đầu tiên tích cực
Nhân viên bảo vệ thường là người đầu tiên mà khách hàng hoặc khách tham quan gặp gỡ. Một hình ảnh lịch sự, chuyên nghiệp, cùng với khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp tạo dựng ấn tượng đầu tiên tích cực. Điều này không chỉ giúp khách hàng cảm thấy an tâm mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty bảo vệ.
Giải quyết tình huống khẩn cấp
Trong những tình huống khẩn cấp, khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là rất cần thiết. Nhân viên bảo vệ cần có khả năng truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác đến các đơn vị liên quan, cũng như hướng dẫn mọi người xung quanh thực hiện các biện pháp an toàn. Một nhân viên bảo vệ không giỏi giao tiếp có thể làm tình huống trở nên phức tạp hơn.
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Kỹ năng giao tiếp không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt thông tin mà còn là khả năng lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Nhân viên bảo vệ có thể trở thành cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nếu họ nắm vững kỹ năng giao tiếp, họ có thể cải thiện mối quan hệ với khách hàng, từ đó nâng cao mức độ hài lòng và sự gắn bó của khách hàng với dịch vụ bảo vệ.
Thuyết phục và giải quyết xung đột
Có những tình huống đòi hỏi nhân viên bảo vệ phải có khả năng thuyết phục người khác, đặc biệt là trong các trường hợp phát sinh sự cố hoặc xung đột. Kỹ năng giao tiếp giúp họ xử lý tình huống một cách bình tĩnh và hiệu quả, giảm thiểu căng thẳng và xung đột, đồng thời tạo ra một môi trường an toàn hơn cho mọi người.
NHỮNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ
Tư thế tác phong chuẩn chỉnh
Một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp sẽ là người luôn duy trì tư thế tác phong chuẩn chỉnh, thần thái nghiêm trang, thần thái luôn sẵn sàng trong công việc. Tư thế tác phong tốt tức là qua đi đứng, làm việc, dáng vẻ người ta cảm nhận được nhân viên bảo vệ là người có văn hoá, được đào tạo cơ bản, có tính kỷ luật cao; Nhanh nhẹn nhưng chắc chắn, lễ phép lịch sự nhưng ung dung tự tin.
Nhân viên bảo vệ cần được đào tạo bài bản về tư thế đứng, ngồi và đi lại nghiêm túc để thể hiện được đúng tin thần của công việc. Một số điểm cần lưu ý về tư thế tác phong của nhân viên bảo vệ:
Tư thế đứng: Lưng thẳng, hai chân đứng thẳng, mở rộng chân bằng vai. Bàn tay nắm lấy cổ tay đặt trước bụng hoặc đặt sau lưng. Luôn đứng thẳng và quan sát các mục tiêu trong khu vực được phân công.
Tư thế ngồi: Lưng thẳng, hai chân song song nhau ngay thẳng, có thể thả lỏng để cơ thể được thoải mái. Không được nghiêng ngả qua hai bên, không vắt chân, rung đùi. Hai tay đặt thoải mái.
Tư thế đi lại: Giữ cơ thể ở trạng thái thận trọng uy nghiêm. Khi di chuyển trong phạm vi ngắn, bước từng bước ngắn. Khi di chuyển trong phạm vi dài thì cần nâng chân cao, khoảng cách gót nọ và gót kia ở khoảng 75cm thể hiện sự dứt khoác, tự tin, mạnh mẽ. Hạn chế việc tạo ra tiếng động lớn trong khi di chuyển.
Kỹ năng sử dụng ngôn phong
Trong quá trình giao tiếp, nhân viên bảo vệ cần phải diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và tự tin. Sự chuyên nghiệp của nhân viên bảo vệ thể hiện ở cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, chuẩn chỉnh, tinh tế và khéo lèo theo từng tình huống để tránh gây hiểu lầm.
Khi giao tiếp với khách hàng, khách tham quan, nhân viên bảo vệ nên mở đầu bằng lời lẽ và ngữ điệu hòa nhã, khiêm tốn và chất phát, biểu hiện sự bình đẳng, tôn trọng và lễ độ. Không chỉ nói, nhân viên bảo vệ cần lưu đến ngữ điệu, tốc độ và cách phát âm phù hợp với đối tượng người nghe. Chú ý âm lượng khi giao tiếp phải vừa đủ, phát ngôn đúng thời điểm để không tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng.
Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là một phần thiết yếu trong giao tiếp nhưng đôi khi lại không được quá chú trọng. Lắng nghe trong giao tiếp là một khía cạnh của sự khôn khéo mà nhân viên bảo vệ không thể xao lãng trong tiếp xúc với khách hàng.
Quá trình nghe hiểu đạt được hiệu quả cao là khi nhân viên bảo vệ tiếp thu được ý kiến và phản hồi từ khách hàng hoặc đồng nghiệp, sau đó có hành động đáp ứng với những nhu cầu đó. Việc được lắng nghe sẽ tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng và có giá trị, từ đó sẽ tạo ứng tượng tốt với khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên bảo vệ.
Với phương châm "Tinh thông trong công việc - Lịch thiệp trong giao tiếp", Công ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ AN VIỆT CƯỜNG luôn chú trọng việc đào tạo kỹ năng giao tiếp tinh tế cho đội ngũ nhân viên bảo vệ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn an ninh, chúng tôi tự hào vì luôn là đối tác đáng tin cậy với hàng trăm khách hàng và đa dạng các mục tiêu. Đội ngũ nhân viên an ninh của AVC Security luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao một cách chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt với các quý khách hàng trong suốt quá trình công tác. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 090.280.5090 để nhận thêm thông tin chi tiết về các gói dịch vụ với ưu đãi hấp dẫn.